3.1 Hãy đưa việc nguồn tin từ chối trả lời thành một thông tin trong phóng sự

3.1 Hãy đưa việc nguồn tin từ chối trả lời thành một thông tin trong phóng sự


Bạn nên chuẩn bị cho tình huống khi một nguồn tin không sẵn lòng trả lời câu hỏi của bạn và nói thẳng với bạn như vậy. Trong băng ghi âm cho truyền hình hoặc đài phát thanh, việc họ từ chối trả lời, dù họ nói trực tiếp hay ngụ ý gián tiếp, đều thể hiện rõ và câu trả lời đó có thể được sử dụng sau khi bạn biên tập nội dung. Với báo in, bạn có thể viết: “Ông/bà X từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến…” Những gì bạn viết ra không phải để diễn giải là bạn đã thất bại không có được câu trả lời của nhân vật – chỉ đơn giản là bạn đưa tin về sự việc. Việc nhân vật từ chối trả lời có ý nghĩa gì hãy để công chúng tự đánh giá.

Việc từ chối thẳng thừng không trả lời các câu hỏi chính đáng có thể khiến bạn từ bỏ cuộc phỏng vấn. Đôi khi, làm như vậy lại có thể mang lại hiệu quả. Bạn có thể nói: “Tôi rất xin lỗi, thưa bộ trưởng. Tôi đã không lường trước được là ông/bà sẽ không trả lời câu hỏi về những vấn đề này, đó là thông tin cốt lõi cho phóng sự của tôi. Vậy là tôi sẽ chỉ có những quan sát của riêng mình cùng với ý kiến ​​của các chuyên gia và nhân chứng để làm phóng sự. Và như vậy có nghĩa là tôi sẽ phải nói rõ trong phóng sự là ông không có ý kiến gì ạ?” Tại thời điểm này, một người được phỏng vấn thông minh có thể quyết định rằng nên phát biểu gì đó chứ không nên để mình bị gạt hoàn toàn ra khỏi phóng sự như vậy. Nhưng nếu họ vẫn từ chối hợp tác, hãy rời khỏi phòng một cách lịch sự.

Nếu bạn được thông báo trước rằng một số câu hỏi nhất định sẽ không được trả lời, bạn vẫn nên hỏi tất cả các câu hỏi của mình bất kể điều đó và làm rõ thông tin này. Điều này là việc đặc biệt nên làm trong phát thanh. Như vậy để cả người được phỏng vấn và thính giả của bạn đều biết rằng ít nhất bạn đã hỏi. Nếu không hỏi, bạn sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích rằng bạn chưa bao giờ hỏi. Người được phỏng vấn sau đó cũng có thể tuyên bố rằng ông/bà ta có thể đã trả lời nếu được hỏi.