2. Làm một mình hay làm nhóm?

2. Làm một mình hay làm nhóm?


Có nhiều lý do thuyết phục để bạn thực hiện phóng sự điều tra một mình:

  • > Quy mô có thể quản lý được
  • > Bạn có hầu hết, nếu không phải tất cả, các nguồn tin và các mối liên hệ
  • > Bạn không chắc có thể tin tưởng đồng nghiệp của mình hay không

Tuy nhiên, một phóng sự điều tra thường có thể chuyển hướng thành một dự án lớn hơn nhiều khiến một người khó có thể điều tra xuể. Có thêm sự trợ giúp sẽ không chỉ khiến công việc trở nên dễ quản lý hơn mà việc thêm nhiều người quan tâm đến vấn đề sẽ giúp bạn có nhận thức hoàn hảo hơn về sự việc – để bạn không bị đi trệch hướng.

Nếu bạn quyết định điều tra một sự việc với tư cách là một nhóm, bạn cần phải bổ sung các bước sau: Đầu tiên, bạn phải quyết định ai là người quản lý dự án. Vị trí này sẽ cực kỳ quan trọng bởi vì cô ấy hoặc anh ấy phải đảm bảo sự đóng góp đầy đủ và phù hợp từ tất cả các thành viên trong nhóm và phải tập hợp tất cả lại với nhau. Bước thứ hai là tiến hành một cuộc họp để cả nhóm cùng động não thảo luận về đề tài phóng sự và chốt danh sách các việc cần làm. Bạn cũng nên quyết định thể thức cho quy trình này:

  • ? Các thành viên trong nhóm sẽ trao đổi thông tin với nhau vào lúc nào và theo cách nào?
  • ? Quy trình biên tập sẽ như thế nào
  • ? Nhóm sẽ khắc phục những thất bại trong quá trình điều tra như thế nào?
  • ? Chúng ta làm thế nào để thuyết phục tất cả mọi người đồng ý với sản phẩm cuối cùng?
  • ? Những khoản chi nào sẽ được cấp kinh phí?
  • ? Trong trường hợp cần thiết, nhóm có thực hiện nghe lén, hoạt động bí mật, hoặc trả tiền cho nguồn tin để nhận được tài liệu hay không?

Vai trò của các thành viên trong nhóm cũng cần được xác định rõ ràng để tránh xung đột lợi ích. Trong trường hợp một thành viên đồng thời đang là thành viên ban biên tập của toà soạn thì người này phải rút lui khỏi tất cả các quyết định của ban biên tập liên quan đến cuộc điều tra của nhóm làm phóng sự. Ngoài ra, mối quan hệ giữa người quản lý dự án điều tra và ban biên tập của tờ báo cần phải được thiết lập rõ ràng – đôi khi phải có hợp đồng.

Nhóm cũng nên tự làm quen với đề tài phóng sự: Tất cả các thành viên có hiểu được mọi ngóc ngách của cuộc điều tra hay không? Ở địa vị của một người dân, mối quan tâm của nhóm đến vấn đề này là gì? Cả nhóm cũng cần thảo luận về những cách thực hiện tốt nhất và quy tắc đạo đức của người làm báo.

Người quản lý dự án, cũng chính là người dẫn dắt cuộc điều tra, cần phải liên tục chú ý đến các mục tiêu đề ra của nhóm, và truyền đạt các bước này đến toàn bộ các thành viên còn lại trong nhóm. Người quản lý dự án cũng đảm bảo rằng suy cho cùng thì phóng sự điều tra sẽ ít nhất là giúp người dân hiểu hơn về vấn đề gặp phải ở địa phương. Người quản lý dự án cũng là cầu nối giữa các thành viên trong nhóm và giữa nhóm với với ban lãnh đạo của toà soạn.


Nhóm A
Tiêu điểm (Spotlight)
Nhóm B
Hồ sơ Panama
Những phát hiện của “Nhóm Spotlight” là một ví dụ điển hình cho điều tra nhóm cấp khu vực của một toà soạn.

Năm 2002, một nhóm nhỏ gồm các phóng viên của tờ Boston Globe đã phát hiện ra rằng một số hồng y và giám mục trong Tổng giáo phận Công giáo Boston đã che giấu một cách có hệ thống việc các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em.

Chỉ sau khi các bài báo của nhóm phóng viên được xuất bản thì các toà soạn khác mới bắt đầu đào bới những trường hợp tương tự trong khu vực của họ.

Cuộc điều tra đã được chuyển thể thành bộ phim “Spotlight”, công chiếu năm 2015.
“Hồ sơ Panama” là một ví dụ điển hình về hợp tác quốc tế.

Trong một năm, gần 400 nhà báo từ hơn 70 quốc gia đã điều tra vụ rò rỉ dữ liệu của một công ty luật ở Panama. Họ phát hiện ra rằng các chính trị gia, vận động viên, tội phạm và nhiều người khác sử dụng tài khoản nước ngoài ở Panama cho mục đích bất hợp pháp.

Hơn 11 triệu tài liệu đã được phân tích - một kỳ tích mà một nhà báo đơn lẻ sẽ không bao giờ có thể làm được.

Kết quả của một trong những vụ bê bối tài chính lớn nhất thế giới đã được công bố vào năm 2016, trên hàng trăm trang tin tức và bằng hàng trăm ngôn ngữ khác nhau.