4.1 Cỡ mẫu và Nhóm so sánh


Những con số trơ trọi hầu như không mang lại cho bạn thông tin gì. Chúng chỉ có ý nghĩa khi nằm trong một quần thể thông tin mà chúng đã được chiết tách ra. “4 trong số 5 bác sỹ trả lời rằng…” nghe có vẻ là thông tin ấn tượng, nhưng giả sử chỉ có 20 trong số hàng ngàn bác sỹ đang hành nghề ở Ấn Độ tham gia khảo sát này thì sao. Tổng số 16 bác sỹ không thể đại diện cho suy nghĩ và hành xử của tất cả bác sỹ trong nước.

Một cuộc khảo sát có tính đại diện cần đáp ứng nhiều tiêu chí. Trong trường hợp nói về bác sỹ, các phóng viên cần kiểm tra:

    • > Liệu cuộc khảo sát có được thực hiện tại các thành phố hoặc bệnh viện khác nhau để thu thập các ý kiến ​​khác nhau trên toàn quốc hay không?
    • > Phương pháp nào đã được sử dụng để thu thập các câu trả lời – qua điện thoại, trực tuyến hay phỏng vấn trực tiếp?
    • > Phương pháp khảo sát được chọn ảnh hưởng đến câu trả lời của người tham gia như thế nào?
    • > Khảo sát này có bao gồm tất cả các nhóm tuổi và giới tính hay không?

Đây chỉ là một vài ví dụ; các tiêu chí mà các phóng viên cần xem xét khi đặt câu hỏi về tính hợp lệ của khảo sát sẽ thay đổi tùy theo chủ đề và kết quả.