1.3.2 Tư duy trực quan


Một cách để tìm ra những khoảnh khắc kịch tính mà bạn cần khi sứ dụng phương pháp tường thuật là tư duy trực quan: hãy suy nghĩ về những hình ảnh và minh họa bạn sẽ cần cho phóng sự cuối cùng, ngay cả khi việc thiết kế và dàn trang không phải là trách nhiệm của bạn. Giống như việc đặt một tít bài tạm thời – làm như vậy sẽ giúp bạn tập trung vào chủ đề phóng sự và đảm bảo sự nhất quán về mặt nội dung. Dùng biểu đồ để thể hiện một số dữ liệu nhất định sẽ giúp bạn loại bỏ khỏi phóng sự của mình một danh sách dài lê thê những thông tin tương tự. Tuy nhiên, tư duy trực quan cũng có thể giúp phóng sự cuối cùng ở những khía cạnh khác:

  • > Giúp bạn trong việc trình bày để thuyết phục toà soạn đăng phóng sự, bởi khi tư duy trực quan bạn đã hình dung được trước là mình có cần đến bản đồ, đồ hoạ, đồ thị hoặc hình ảnh nào không
  • > Hỗ trợ làm việc nhóm bằng cách trợ giúp cho đội trình bày và dàn trang
  • > Hỗ trợ các phóng viên ảnh, những người có thể dựa vào chuyên môn của mình để hình dung xem những bức ảnh nào sẽ phù hợp nhất với phóng sự này
  • > Giúp bạn tư duy bằng hình ảnh, điều này rất có ích cho bạn khi viết phần nội dung bằng chữ
  • > Giúp bạn giao tiếp tốt hơn với độc giả – thông thường độc giả sẽ thu nhận được nhiều hơn từ những phóng sự có ảnh được lựa chọn kỹ lưỡng hoặc biểu đồ gây ấn tượng chứ không đơn thuần chỉ là phần nội dung bằng chữ. Như người ta vẫn nói, một bức ảnh đáng giá ngàn lời nói.