2. Gọi điện thoại an toàn

2. Gọi điện thoại an toàn


Với các thông tin bí mật, bạn nên cố gắng trao đổi trực tiếp với nguồn tin của mình vì các cuộc trò chuyện qua điện thoại có thể dễ dàng bị chặn bởi bên thứ ba. Các dịch vụ thông dụng như Skype không đảm bảo mã hóa đầu cuối. Các công cụ như Wire thoại hoặc Signal đều mã hóa các cuộc gọi giữa các thiết bị, nhưng không bảo đảm 100%.

Khi bạn đã sắp xếp được một địa điểm để gặp nguồn tin của mình, hãy để điện thoại ở nhà hoặc tắt điện thoại và tháo pin để đảm bảo thiết bị trong tình trạng “ngoài vòng phủ sóng”. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Lồng Faraday chặn tín hiệu điện từ cho điện thoại của mình. “Phương pháp Edward Snowden”, một phương pháp được đặt tên theo người tố giác của Wikileaks là đặt thiết bị vào tủ lạnh để đảm bảo tính riêng tư cho cuộc trò chuyện.

Bạn cũng có thể giới hạn các ứng dụng trên điện thoại của mình. Mỗi lần bạn cài đặt một ứng dụng thì ứng dụng đó sẽ yêu cầu quyền truy cập vào các chức năng, dữ liệu hoặc thông tin cụ thể trên thiết bị của bạn khiến điện thoại của bạn trở nên dễ bị tổn thương trước các nguồn bên ngoài. Chỉ cần nhìn vào vụ bê bối Cambridge Analytica để thấy một ứng dụng tưởng như vô hại đã thu thập thông tin hàng triệu người và những thông tin này sẽ được sử dụng theo cách mà những người bị lấy thông tin không đồng ý. Nếu bạn nhất định phải cài đặt ứng dụng, hãy hạn chế quyền của các ứng dụng này trong phần cài đặt của thiết bị. Nhưng hãy nhớ rằng ứng dụng sẽ không hoạt động nếu bạn không cấp phép các quyền này.

Bạn có thể tìm thấy nhiều links có các video giải thích về nội dung này ở đây: investigative-manual.org


Mục tiêu của chương này là nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường làm việc an toàn và nêu bật một thực tế là sẽ không bao giờ có bảo mật 100 phần trăm trong quá trình điều tra. Các chương tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn cách định hình cuộc điều tra, đặt đúng câu hỏi cho nguồn tin và các kỹ năng phỏng vấn để thu được thông tin bạn cần.